Các bữa tiệc teabreak và buffet có nguồn gốc từ Pháp. Vậy hãy cùng Share Food note lại các từ vựng chủ đề tiệc tiếng Pháp thường dùng trong bài viết dưới đây nếu có cơ hội làm việc tại Pháp hoặc cho công ty Pháp tại Việt Nam nhé!
1. Văn hóa dự tiệc của người Pháp
1. Đặc trưng bàn ăn của người Pháp
Trong bữa ăn thân mật, có vài thông lệ đơn giản của người Pháp. Nhập tiệc buffet, chủ nhà ngồi trước rồi mời nữ giới, bắt đầu bằng những người lớn tuổi hay là người có chức vụ, rồi mới đến nam giới. Phụ nữ có gia đình ưu tiên hơn phụ nữ độc thân, trừ khi người này lớn tuổi, ngoài ra người con dâu được ưu tiên hơn con gái ruột. Những đứa trẻ được phục vụ sau cùng. Khi họ ngồi trọn vẹn trong ghế dựa, tư thế thẳng, tự nhiên rất thoải mái, không bao giờ họ ngồi trên ghế trong tư thế một nửa. Trong bàn ăn, hai bàn tay họ đặt kế bên đĩa, ngồi thẳng lưng, họ không dựa hai cùi chỏ trên bàn, cũng không khoanh tay để trên bàn.
2. Những chiếc khăn “biết nói”
Khăn sẽ gồm có 2 loại: khăn ăn và khăn trải bàn
Khăn trải bàn thường sẽ là loại khăn màu trắng và làm bằng vải lanh. Việc trải khăn bàn không những thể hiện sự sang trọng, lịch lãm của bữa ăn mà còn để tiện dụng hơn trong việc đặt các dụng cụ khác trên bàn. Tuy nhiên, vì khăn bàn đa số thường là màu trắng nên người Pháp cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ trong từng thao tác ăn uống để tránh làm bẩn bàn ăn.
Đối với khăn ăn, người Pháp có rất nhiều các quy tắc khác nhau. Chẳng hạn, mỗi người sẽ có một chiếc khăn nhỏ dùng riêng, được xếp thành hình tam giác (hoặc cũng có thể là hình tròn) và phải đặt bên trái đĩa thức ăn. Khăn ăn nếu trải lên đùi sẽ chỉ mở một nửa chứ không bao giờ mở hết. Sau khi ăn xong và dùng khăn để lau miệng, họ sẽ nhẹ nhàng đặt khăn ở bên phải của đĩa thức ăn và để nguyên chứ không gấp lại. Nếu người Pháp gấp khăn đã sử dụng lại, điều có có nghĩa là họ đang “ngầm báo hiệu” cho chủ tiệc teabreak rằng muốn được mời vào bữa ăn tiếp theo.
Có 2 điều không được phép xảy ra bên bàn ăn của người Pháp đó là xếp khăn ăn thành hình cánh quạt rồi đặt trong ly và quấn khăn ăn vào cổ.
Ngoài ra, khăn còn được quấn khéo léo quanh miệng của 1 chai champagne. Mục đích chính là để thấm những giọt rượu có “lỡ may” rơi ra khỏi miệng chai cũng không làm bẩn bàn ăn.
3. Cách ăn bánh mì của người Pháp
Người ta thường nói người Pháp “sành ăn” có thể vì người Pháp vốn chuộng những món được làm từ những nguyên liệu rất đắt đỏ. Song, cái “sành” của họ còn được thể hiện ở chỗ họ ăn như thế nào. Người Pháp tuyệt đối không bao giờ dùng tay để bốc thức ăn, cũng không bao giờ dùng miệng để làm đứt bánh mì.
Trước hết, những chiếc bánh mì sẽ được đặt trên những chiếc xe đẩy nhỏ kế bàn ăn. Người Pháp sẽ dùng tay bẻ bánh mì thành miếng nhỏ vừa ăn chứ không cắt bằng dao. Họ cũng không bẻ một lúc nhiều miếng bánh mì vào đĩa để mà “ăn dần dần”, cũng không chấm bánh mì thẳng vào tô nước sốt.
4. Văn hoá cầm dao, nĩa
Người Pháp cầm dao bằng tay phải và cầm nĩa bằng tay trái. Khi cầm phải cầm ở giữa cán chứ tuyệt đối không được chĩa đầu nhọn lên trên. Dao là để cắt thức ăn, không được dùng để ghim thức ăn và đưa vào miệng. Trong trường hợp thức ăn khó ghim, nĩa có thể được chuyển qua tay mặt. Khi còn lại ít súp trong đĩa, họ không bao giờ nghiêng đĩa để múc cho hết những muỗng chót. Khi ăn các loại nghêu, sò, trừ trường hợp thân mật trong nhà, còn ăn ở tiệm họ không đưa con sò lên miệng để hút nước cốt sò, chỉ nên dùng nĩa ghim một mẩu bánh mì nhỏ để thấm nước cốt. Sau khi đã dùng xong bữa, người Pháp cẩn thận xếp dao và nĩa, muỗng song song với nhau trong đĩa, không để chồng chéo lên nhau, lưỡi dao quay về phía họ đang ngồi.
Ngoài ra, bàn ăn của người Pháp thường có thêm 1 lọ hoa nhỏ và vài chiếc ly để uống rượu. Ly không nhất thiết phải chung một bộ nhưng cần phải trong suốt và có chân. Bên cạnh đó, họ cũng không thích việc bài trí bàn đặt tiệc finger food quá cầu kỳ. Các dụng cụ trên bàn ăn không nhất thiết phải mua theo bộ, thậm chí họ có thể mua lẻ từng món và sắp xếp chúng cũng chẳng sao, miễn là mọi thứ gọn gàng và đúng quy tắc.
5. Văn hoá uống rượu
Khi uống rượu, người Pháp cũng không bao giờ cạn ly một lần mà nhâm nhi từ từ để thưởng thức hương vị của rượu. Họ không cầm dưới chân ly, mà cũng không cầm đầu ly mà chỉ cầm giữa ly. Thông lệ thì người phụ nữ không nên tự rót rượu cho mình mà để người đàn ông ngồi kế lo chuyện đó. Đây là một tục lệ của ngày xưa, nhưng bây giờ trong những buổi ăn bình thường và thân mật, người phụ nữ có thể tự rót nước và rượu cho mình.
Người Pháp dùng mỗi món ăn với một loại rượu khác nhau. Nói chung rượu chát đỏ, chẳng hạn như Bordeaux thường dùng kèm với thịt đỏ, tùy theo loại thịt mà dùng rượu với nồng độ khác nhau. Không bao giờ uống rượu đỏ với artichaut hay với nghêu, sò. Họ không uống rượu trắng có vị ngọt khi dùng món cá và đồ biển mà phải uống rượu chát trắng loại không ngọt, rất lạnh. Trong khi dùng món trứng cá hay cá saumon hun khói thì được dùng với rượu vodka. Còn champagne được uống lúc khai vị dùng cho tất cả trong các buổi tiệc, và phải được ướp lạnh trong một sô đá cục chung quanh, cổ chai được quấn một khăn trắng. Người Pháp rất lịch sự không bao giờ rời bàn với ly rượu còn đầy hoặc còn phân nửa.
Xem thêm: Nhập môn 99+ từ vựng chủ đề tiệc lễ hội tiếng Nga 2024
2. Các loại tiệc hay có của người Pháp
Amuse-bouche hay amuse-gueule
Tạm dịch là “món ăn cho vui miệng”, đĩa khai tiệc này thường bao gồm các món ăn gọn nhẹ, khẩu phần khá ít và được trình bày như một loại – điều khác biệt là chúng thường được bày sẵn ở bàn tiệc và miễn phí. Amuse-bouche tác dụng mở đầu bữa tiệc và thực khách dễ dàng thưởng thức bằng tay như ăn snack. Ở Việt Nam, chúng ta cũng sẽ thường thấy biến thể của amuse-bouche dưới dạng lạc rang đậm chất Á Châu đó!
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 2
Hors d’oeuvres
Thường được hiểu là món khai vị, nhưng hors d’oeuvres của Pháp có sự khác biệt khá rõ với từ gần nghĩa Tiếng Anh appetizers – chỉ khái quát các món ăn nhẹ “lót đường” cho món chính sau đó. Trên thực tế, hors d’oeuvres chính là người anh em của finger food (loại đồ ăn nhẹ nhàng thường là bánh teabreak khô với ít nhân bên trên, hoặc salad trong ly nhỏ) mà chúng ta thường thấy trong các bữa tiệc đứng canapé. Với công thức bao gồm những món khô dễ dàng ăn bằng tay, nhưng cầu kì hơn các loại canapé miễn phí ở mục amuse-bouche, hors d’oeuvres có thể phục vụ ở bất cứ giai đoạn nào của bữa ăn như một sự “nghỉ xả hơi” sau các món giàu đạm hoặc tinh bột, vừa duy trì sự ổn định của vị giác, vừa đưa về cảm giác thanh nhã để chuẩn bị đón nhận thật trọn vẹn món chính tiếp theo.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 3
Một loại hors d’oeuvres điển hình – bruschetta cà chua với bánh mì nướng và salad cà chua bên trên
Món mở đầu (first course)
Món ăn mở đầu này cơ bản vẫn khá nhẹ nhàng và không dùng đến các phương thức nấu nướng sử dụng dầu mỡ quá nhiều, nhưng nó là sự nâng tầm về độ đa dạng và phức tạp của nguyên liệu so với những đĩa khai vị ở trên. Đây là bước đệm hoàn hảo cho ngôi sao của bàn tiệc xuất hiện sau đó – món chính. Người Pháp rất chuộng các công thức first course với sốt cam chanh, và cho rằng đây là lựa chọn sáng suốt nhằm “đánh thức” vị giác của thực khách. Các món hải sản thanh tao không quá nặng mùi như sò điệp sốt kem chanh là công thức first course phổ biến ở Pháp.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 4
Món chính (main course)
Món chính chỉ xuất hiện sau khi thực khách đã được “chuẩn bị” sẵn sàng qua các bước khai vị. Được xem là linh hồn của bữa ăn, main course thường quy tụ tất cả những yếu tố đắt đỏ, tinh tế, cầu kì và cá tính nhất của bữa ăn trong mình. Một nhà hàng Pháp đúng chuẩn với bữa tối sang trọng phải sở hữu một thực đơn được xây dựng thống nhất, thể hiện bản sắc của bếp trưởng nói chung và nhà hàng nói riêng. Trong đó có thể coi main course là ngôi sao chính và tất cả những món đi kèm đều nhằm mục đích phụ họa, đẩy cao cho vị trí trung tâm này.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 5
Chúng ta thường thấy trong main course những nguyên liệu thơm ngon, đắt đỏ và giàu đạm như thịt bò hảo hạng, thịt cừu, tôm hùm, cá hồi… và các loại thịt sẽ được chế biến theo nguyên tắc bảo đảm hương vị tươi mới và tự nhiên, kết hợp cùng sốt để gia tăng hương vị, cuối cùng là ăn kèm với một ít tinh bột như khoai tây nghiền và chất sơ với chút salad. Đĩa main course cổ điển này đến nay vẫn được đầu bếp Pháp nói riêng và thế giới nói chung ưa chuộng.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 6
Tuy nhiên, hiện nay ở khá nhiều nhà hàng, main course có thể thay đổi theo chiều hướng gắn liền với mì hoặc cơm, tăng tinh bột và giảm lượng đạm như một sự đổi mới cho công thức cũ sẽ dần nhàm chán. Cơm ý risotto là đại diện phổ biến cho kiểu món chính này, bên cạnh đó mì hay cơm theo phong cách Châu Á cũng dần xuất hiện nhiều hơn.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 7
Salad và pho mát
Dù đã xuất hiện trên đĩa ăn chính, nhưng để cân bằng lượng rau xanh cho thực đơn, một đĩa salad xanh mát là bước đi phù hợp nối tiếp món chính. Các loại salad điển hình trên bàn tiệc Pháp là Nicoise thịnh soạn với sự kết hợp của đậu que, xà lách, cà chua, ô liu, trứng luộc, cá ngừ, hoặc công thức Caesar du nhập từ Ý bao gồm phô mai parmesan, xà lách roma, dầu ô liu và vụn bánh mì giòn tan.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 8
Bàn tiệc nước Pháp còn có sự xuất hiện của các loại pho mát cắt lát nhỏ, phục vụ xen kẽ bữa ăn nhưng phổ biến hơn cả là ngay sau món chính, đi kèm salad. Cũng giống như hors d’oeuvres, pho mát có tác dụng “tráng miệng” sau món chính và càng phù hợp làm chất xúc tác thăng hoa hương vị cho salad rau củ đi kèm.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 9
Món tráng miệng
Sau khi hương vị của đồ mặn thịnh soạn đã được trung hòa bởi chất xơ và pho mát, tráng miệng mới được đem ra phục vụ. Bên cạnh món chính, tráng miệng có thể coi là ngôi sao tiếp theo của bữa Đặt Tiệc Buffet Từ lâu người Pháp đã nổi danh với nghệ thuật đồ ngọt của mình, do đó món tráng miệng trên bàn ăn Pháp lại càng được mong chờ không kém. Công thức tráng miệng được ưa chuộng thường là các loại bánh mềm, nhẹ, ít bột và thạch, kem như Bánh bông lan cacao/red velvet ; Bánh Croissant kẹp thường hay Bánh macaron…đảm bảo tiêu chí dịu dàng, thanh tao của ẩm thực cao cấp Pháp.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 10
Creme brulée – công thức đồ ngọt không bột đặc trưng của nước Pháp
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 11
Và Mont-blanc – bánh hạt dẻ với tạo hình sợi mì đáng yêu, tinh tế
Rượu
Một yếu tố không thể thiếu để làm nên bữa tiệc trọn vẹn kiểu Pháp chính là rượu. Rượu trên bàn tiệc Pháp không chỉ đơn giản là việc mở một chai vang lâu đời tiếng tăm và uống bằng hết, nó cũng không nằm ngoài đặc trưng kết cấu của thực đơn – đó là phải có sự đa dạng thay đổi các loại rượu khác nhau, tương ứng với các món ăn khác nhau, với những cấp độ và hiệu quả đem lại cho vị giác cũng khác nhau.
Khám phá văn hóa ẩm thực trên bàn tiệc nước Pháp 12
Sự phối hợp tài tình các loại rượu trong cùng một bữa ăn của người Pháp đã trở thành khuôn mẫu cho nghệ thuật bàn tiệc trên thế giới với những công thức điển hình như: Champagne, Cava hay Prosecco cho các món khai vị, vang đỏ cho món chính, vang trắng cho tráng miệng hoặc cá món hải sản…
Xem thêm: [2025] Cách mời dự bữa tiệc tiếng Hàn là gì chuẩn nhất
3. Các từ vựng chủ đề tiệc tùng của người Pháp
Postes dans la cuisine : Các vị trí trong nhà bếp
Le chef de cuisine : bếp trưởng
Le second de cuisine : bếp phó
Le chef de partie : đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận
Le commis de cuisine : phụ bếp
Postes et Affaires dans la salle : Các vị trí và công việc trong phòng ăn
Le maître d’hôtel : giám sát viên nhà hàng
Le serveur et la service : phục vụ, bồi bàn
Le commis de salle : nhân viên chuyên trải bàn và đảm bảo vệ sinh cho dụng cụ ăn uống
Dresser une table : trải bàn
Accueillir les clients : đón khách
Prendre la commande d’un client : nhận order từ khách
Carnet de bons : sổ ghi order của nhân viên phục vụ
Le numéro de la table : số bàn
Le nombre de couverts : số người ăn
Le nom du serveur : tên người phục vụ
Les commandes des clients : yêu cầu món ăn của khách hàng
Le pourboire : tiền boa
Choix de plats : Chọn món ăn
Manger à la carte : ăn theo món
Manger au menu : ăn theo thực đơn đề xuất bởi nhà hàng
Table d’hôte : thực đơn theo bữa (thường trong tiệc cưới, gala dinner, hội nghị khách hàng, tiệc gia đình…)
Le plat du jour : món theo ngày
Les entrées : món khai vị
Les plats principaux/ de résistance : món chính
Les desserts : món tráng miệng
Les boissons : đồ uống
Cùng học những từ mới về chủ đề ” La nourriture, le repas” ( Thực phẩm, bữa ăn) nha!
1. La faim: sự đói
=> Avoir faim: đói
=> Avoir soif: khát
2. La nourriture/ les aliments: thực phẩm,thức ăn
3. Un festin: bữa tiệc,bữa cỗ
4. Un banquet: bữa tiệc
5. Bữa sáng : le petit déjeuner / bữa trưa : le déjeuner/ bữa tối le dîner
6. Nước thịt hầm : le consommé
7. Nước thịt luộc/ nước dùng: le bouillon
‘’ Il n’est jamais trop tard pour se fixer un nouveau but, jamais trop tard pour rêver d’un nouveau rêve.”
‘’ Không bao giờ là quá muộn để tự đặt mục tiêu và ước mơ mới cho bản thân.”
‘’ Ne trébuche pas sur quelque chose qui est maintenant derrière toi.’’
‘’ Đừng vấp phải cái gì đã ở sau lưng bạn.’’
=> Trébucher sur qqch: dẫm lên, vấp phải cái gì
Chúc cả nhà ngày mới tốt lành nha! Bonne journée à vous tous!
‘’ N’oublie pas de tomber amoureux de toi- même d’abord.’’
‘’ Đừng quên hãy yêu lấy bản thân mình trước tiên.’’
=> C’est vrai parce qu’on doit aimer soi-même avant de pouvoir aimer les autres.” ^^
Ta phải yêu bản thân mình trước khi có thể đem lòng yêu người khác ^^, đúng không nào?
” La vie, c’est la minute où nous cherchons tous à être heureux”.
” Cuộc sống, đó là giây phút mà tất cả chúng ta đi kiếm tìm để được hạnh phúc.”
5 constructions verbales d’aujourd’hui:
1. AIDER (v1): Giúp đỡ
+ Aider QQN: giúp đỡ ai
=> Pourriez-vous m’aider à porter mes bagages?
Anh có thể giúp tôi xách hành lí này không?
+ Aider qqn à qqch: Giúp ai điều gì
=> Il ne m’aide jamais AU ménage.
Anh ấy chẳng bao giờ giúp tôi làm việc nhà cả
+ Aider qqn à faire qqch: Giúp ai làm việc gì
=> Une aide: sự giúp đỡ = Un soutien: tương trợ, giúp đỡ
2. S’AIDER DE QQCH: nhờ vào sự giúp đỡ của…./ dùng, nhờ tới
=> Pour le devoir d’espagnol, elle s’aide đ’une grammaire et d’un dictionnaire
Để làm bài tập môn tiếng TBN, cô ấy đã nhờ tới cuốn ngữ pháp và cuốn từ điển.
3. BERCER (V1): hát ru, ru
+ Bercer qqn: Hát ru ai
=> Ma mère me berçait souvent quand j’étais petite.
Mẹ đã hát ru tôi khi tôi còn nhỏ.
+ Bercer qqn DE qqch: Ru ngủ ai bằng điều gì…
=> Le maire berce la population de fausses promesses.
Ông thị trưởng đã ru dân chúng bằng những lời hứa thiếu thực tế.
4. CAPITULER(V1): Đầu hàng, chịu thua
+ Capituler devant qqch: chịu thua, đầu hàng trước điều gì
=> Tu capitules trop vite devant les diffficultés.
Con đã đầu hàng quá nhanh trước những khó khăn.
5. DEBLATERER (V1)
+ Déblatérer contre/sur qqn: Parler avec violence contre qqn: sừng sộ, nạt nộ ai
=> Mon voisin déblatère toujours contre/sur ses collègues.
Anh hàng xóm cạnh nhà tôi luôn luôn nạt nộ những người đồng nghiệp.
Ăn mừng và tiệc tùng :: Từ vựng tiếng Pháp
Sinh nhật
Anniversaire
Lễ kỷ niệm
Anniversaire
Ngày lễ
Jour Férié
Đám tang
Enterrement
Lễ tốt nghiệp
Remise de diplôme
Đám cưới
Mariage
Chúc mừng năm mới
Bonne Année
Chúc mừng sinh nhật
Bon anniversaire
Chúc mừng
Félicitations
Chúc may mắn
Bonne chance
Quà tặng
Cadeau
Bữa tiệc
Fête
Thiệp sinh nhật
Carte d’anniversaire
Lễ chúc mừng
Célébration
Âm nhạc
Musique
Bạn có muốn khiêu vũ không?
Voulez-vous danser?
Có, tôi muốn khiêu vũ
Oui, je veux bien danser
Tôi không muốn khiêu vũ
Je ne veux pas danser
Hãy cưới anh nhé?
Veux-tu m’épouser?
Xem thêm: 99+ từ vựng chủ đề tiệc tiếng Trung phổ biến 2025
Vậy là quý khách đã nắm được các từ vựng chủ đề tiệc tiếng Pháp thường dùng rồi. Để đặt lịch vui lòng inbox fanpage Share Food.