5 loại bánh cúng mùng 5 tháng 5 của người Hoa chất nhất 2025

Dịp Tết Đoan Ngọ được người Hoa khá coi trọng. Hãy cùng Share Food điểm qua các loại Bánh cúng mùng 5 tháng 5 của người Hoa trong bài viết dưới đây nhé!

bánh cúng mùng 5 tháng 5 của người Hoa

1. Tục lệ cúng Tết Đoan Ngọ của người Hoa

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là 端午节 /Duānwǔ jié/ còn gọi là Tết Đoan Dương được người Trung Quốc tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm.
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc ngày lễ này tại đất nước Trung Hoa. Trong đó, phải kể đến truyền thuyết Khuất Nguyên được lưu truyền rộng rãi và phổ biến hơn cả.
Tương truyền, theo văn hóa cổ Trung Hoa Khuất Nguyên là tác giả bài thơ Ly tao thể hiện tâm trạng muốn can gián vua trước họa mất nước.

Là người có tính khí cương trực, Khuất Nguyên luôn can ngăn vua nên bị hội gian thần hãm hại buộc phải đi đày. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất ông buồn bã gieo mình tự vẫn xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5.

Để bày tỏ lòng thương tiếc vị trung thần, người dân thường tổ chức tưởng niệm cho ông vào đúng ngày này. Thời điểm hiện tại, dù hình thức tưởng niệm phần nào đã có sự thay đổi những người dân Trung Quốc vẫn luôn cho rằng đây chính là ỳ nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ.

2. Các hoạt động ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa

Đua thuyền rồng
tet doan ngo trung quoc

Đua thuyền rộng là một hoạt động náo nhiệt không thể thiếu người Trung Quốc trong Tết Đoan Ngọ. Tương truyền, khi nhận được tin Khuất Nguyên vị trung thần nước Sở tự vận, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành.
Kể từ đó, mỗi năm vào đúng ngày 5/5 người dân đều tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để tưởng nhớ đến vị trung thần này.
Nếu bạn có cơ hội đi du học Trung Quốc, hãy thử đi xem lễ hội đua thuyền này một lần nhé bởi gần như tỉnh nào cũng tổ chức.

Ăn bánh nếp (Bánh ú)
mon an ngay tet doan ngo trung quoc

Bánh Ú, món ăn ngày Tết Đoan Ngọ Trung Quốc​

Người xưa kể lại, sau khi Khuất Nguyên tự vẫn, vì yêu mến ông và sợ tôm, cá rỉa xác ông nên đã dùng lá để gói bánh nếp đem thả xuống sông làm thức ăn cho cá. Gọi đó là món bánh nếp (bánh ú) và trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ.
Tùy từng vùng miền, bánh ú có thể là thịt, đỗ xanh, trứng mặn, long nhãn hay hạt tiêu, bột dẻ….

Uống rượu hùng hoàng

Cùng với tục ăn bánh nếp, rượu hùng hoàng là thức uống nhiều người sử dụng trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Theo sách “Bản thảo Cương Mục”, rượu hùng hoàng là một vị thuốc có thể tiêu độc, giết sâu bọ và được dùng pha rượu uống. Rượu được lên men lúa mạch cùng hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng.

Đeo túi thơmTúi thơm là túi vải được may thành hình quả cầu, chú cọp từ chỉ ngũ sắc. Bên trong túi đựng các loại hương liệu như hùng hoàng, hương dù, hạt mùi và nhiều loại hương liệu khác để đuổi sâu bọ, rắn rết gây hại cho trẻ nhỏ.
Người Trung Quốc quan niệm rằng đeo túi thơm trong ngày Tết Đoan Ngọ giúp xua đuổi tà ma, chống bệnh tật để bảo vệ sức khỏe.

Xem thêm:  99+ lời chúc tết Đoan Ngọ cho người yêu ý nghĩa 2024

3. Các loại Bánh cúng mùng 5 tháng 5 của người Hoa

3.1. Bánh bá trạng

Quay lại thăm gia đình bà Phùng Kim (88 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) – người Hoa sống trên hẻm Tuệ Tĩnh nổi tiếng 3 thế hệ làm bánh bá trạng không kịp bán mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, tôi đã thấy nhiều điều đổi thay, buồn có, vui có.

2 năm trước, vợ chồng cụ bà còn ngồi trên chiếc ghế, nhắc nhở con cháu làm bánh, thì nay ở phòng khách chỉ có con cháu. Sau dịch Covid-19, cụ ông mất còn bà Kim thì chân cũng yếu hẳn, chỉ ở trong phòng riêng. Nhưng nồi nấu bánh của gia đình đã to hơn và số lượng bánh khách đặt cũng tăng theo thời gian.

Trên bàn thờ của người Hoa thường không thể thiếu bánh bá trạng dịp Tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, bàn thờ còn có thể có thêm heo quay, gà luộc, trái cây,…

Bà Tránh Cúa (bên trái, con dâu bà Phùng Kim) cho biết, cứ đến dịp này, nhiều người trong nhà lại xin nghỉ việc để ở nhà cùng nhau làm bánh bá trạng. Đây gần như là truyền thống của gia đình, là dịp để cả gia đình hội họp, cùng nhau làm bánh, nói chuyện rôm rả sau gần nửa năm.

Chị Chiêu Lệ Ân (21 tuổi, cháu ngoại bà Phùng Kim) cho biết, từ ngày còn nhỏ xíu đã phụ ngoại làm bánh bằng những việc đơn giản như trộn nếp, rửa lá, cắt dây. Tới khi lớn hơn thì biết ướp nhân, cột bánh. Nhưng công đoạn gói bánh để ra chiếc bánh đẹp thì gia đình mới chỉ có 2 người được đảm nhận. Trong ảnh là nguyên liệu làm bánh bá trạng.

Bà Lâm Phương (bên trái, con gái bà Phùng Kim) được mẹ truyền nghề, sau đó bà đã truyền lại cho con gái Chiêu Lệ Ân. Theo bà Phương, để đủ số lá cho 10.000 bánh, gia đình đã phải mua lá từ vài ngày trước, bảo quản trong tủ đông để giữ được độ xanh của lá. Sau khi nấu xong, bánh để bên ngoài được 2 ngày, bảo quản ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 ngày.Anh Triệu Phong (26 tuổi) – đời thứ ba nối nghiệp ông bà ngoại làm bánh bá trạng. Tay nhanh thoăn thoát, anh chia sẻ, cứ tới dịp này là không khí trong nhà lại đông vui, nhộn nhịp. Nhất là vào ngày chủ nhật, hơn chục người cùng nhau làm bánh, nói chuyện, không khí gia đình ấm áp.

3.2.Thịt vịt
Vào một vài ngày trước và cả trong dịp mùng 5/5 hàng năm, hầu như các khu chợ ở miền Bắc và miền Trung luôn rộn rã việc mua bán vịt sống vì các gia đình thường làm nhiều món từ vịt.
Người miền Trung quan niệm rằng từ ngày 5/5 trở đi vịt đã bắt đầu vào mùa, trở nên béo, nhiều thịt hơn. Vì vậy vào ngày này hầu hết gia đình miền Trung sẽ chọn mua và chế biến các món ngon từ vịt như vịt luộc, vịt quay, vịt tiềm,…

Cơm rượu nếp
Cơm rượu hay cái rượu cũng là đặc sản rất được ưa chuộng để cúng và ăn ở cả 3 miền Bắc Trung Nam vào ngày 5/5, người dân tin rằng ăn cơm rượu và uống rượu vào ngày này giúp diệt sâu bọ rất tốt.
Cơm rượu nếp là hỗn hợp được lên men từ nếp đã đồ thành xôi. Công đoạn bắt đầu từ nấu một chõ xôi nguyên hạt rồi rắc một lớp men lên, ủ trong ba ngày. Đặt thúng xôi này trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu trộn với cái. Sau khi hoàn thành cơm rượu nếp sẽ có vị ngọt thanh, cay đầu lưỡi, chua nhẹ nên dù già hay trẻ đều rất yêu thích món này.

Chè hạt sen, chè đậu đen, chè trôi nước và chè kê
2 món chè không thể thiếu trong ngày này là chè hạt sen và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt cực tốt. Thời tiết tháng 5 mưa nắng thất thường dễ gây ra các loại bệnh vặt, nên việc ăn chè trong ngày này được nhiều người lựa chọn để phòng bệnh và cầu mong mang lại sức khoẻ.
Món chè kế tiếp không còn quá xa lạ với văn hoá 3 miền khi góp mặt trong hầu hết các dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán, cúng 23 tháng Chạp đưa Ông Táo về Trời, Tết Hàn Thực, đó là chè trôi nước. Và Tết mùng 5/5 Âm lịch cũng không ngoại lệ. Những viên chè tròn đầy, đẹp mắt, vị thơm ngọt ngào lại mang nhiều ý nghĩa nên được nhiều đời con cháu dùng để dâng cúng lên đất trời, tổ tiên cầu mong vạn sự may mắn.
Cuối cùng là một món chè đến từ xứ Huế mỗi dịp mùng 5 tháng 5. Chè kê là chè được nấu từ hạt kê đã loại bỏ lớp vỏ, ngâm rồi đun sôi đến khi nở mềm. Sau đó người ta thêm nước đường cùng chút gừng vào nồi hạt kê đang sôi là đã hoàn thành. Chè có kết cấu sền sệt, màu vàng ươm, thơm phức và ngọt ngào nữa.

Xem thêm:  99+ món Indian finger food Ấn Độ dễ làm nhất 2025

4. Dịch vụ nấu cỗ Tết Đoan Ngọ

Vậy là quý khách đã nắm được Bánh cúng mùng 5 tháng 5 của người Hoa rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Share Food.