Ngày Rằm tháng 7 luôn là một trong những dịp lễ lớn trong năm của người dân Việt Nam. Hãy cùng Share Food tìm hiểu Bài văn khấn và ngày giờ đẹp cúng rằm tháng 7 Âm lịch 2025 trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ý nghĩa ngày Rằm tháng 7:
- Điều ít ai biết, lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, về sau mới lan rộng đến những nước khác ở châu Á, tuy nhiên có những điểm khác biệt tùy theo văn hóa của mỗi quốc gia mà cách thể hiện mỗi nơi có khác nhau.
- Vào thời cổ đại, việc cúng “ngày Rằm tháng bảy” vốn là lễ cúng tổ tiên của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).
- Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.
- Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.
- Ở Trung Quốc lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc trại thành Tết Trung Nguyên, tất cả những điều này đều được ghi rõ trong Huyền Đô Đại Hiến kinh của Đạo Giáo.
- Lễ này thường được tổ chức vào buổi chiều hoặc ban đêm vì người ta tin rằng hồn ma sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Các nhà sư và thầy cúng thường ném gạo hoặc những thức ăn nhỏ khác vào không khí theo mọi hướng để phân phát cho các hồn ma.
- Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố.
- Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng 7 thường được cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi mặt Trời đã lặn.
- Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn”, “cúng thí thực” (tặng thức ăn).
- Vì vậy, vào tháng 7 âm lịch, dân gian còn hay gọi là “tháng cô hồn”, phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Dù vậy, có nhiều nhà kinh doanh cho rằng, tháng 7 âm lịch cũng là tháng bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán.
- Rằm tháng 7 (hay còn có tên gọi khác là lễ Vu Lan) còn là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo truyền thống lâu đời của người Việt Nam, lễ này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm và được người dân khá coi trọng.
2. Ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2023:
- Rằm tháng 7 năm 2023 nhằm ngày thứ tư, ngày 30/8/2023 dương lịch. (Tức ngày Canh Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Mão).
- Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 (tức mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch). Ngày cúng rằm tháng 7 đẹp nhất được xem là ngày 28/8 (tức 13/7 âm lịch), trong ngày này có thể thuận lợi cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.
Xem thêm: [2024] Thắc mắc tháng 7 Âm tháng cô hồn có nên khai trương không?
3. Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2023:
- Cúng rằm tháng 7 có thể chia làm ba lễ: cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn). Mỗi ngh lễ cúng có những ngày giờ và cách thức khác nhau. Để biết được cụ thể cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng cô hồn tháng 7 là ngày nào, giờ nào, sau đây là một số gợi ý cho bạn:
- Cúng thần linh: Đây là việc cúng Phật, Bồ tát, các vị Thánh Thần trong Phật giáo và các đạo khác. Cúng thần linh có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng thường được chọn vào ngày rằm (15/7 âm lịch). Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10 giờ đến 12 giờ.
- Cúng gia tiên: Đây là việc cúng tổ tiên, cha mẹ và các bậc sinh thành của mình. Cúng gia tiên nên được làm vào ngày 13/7 âm lịch, đây là ngày Đường Phong, tốt cho xuất hành, cầu tài, mọi điều như ý, quý nhân phù trợ. Cúng gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10 giờ đến 12 giờ là hợp lý nhất. Đây là giờ hoàng đạo, ít ma quỷ xuất hiện hơn, gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc.
- Cúng chúng sinh (cô hồn): Đây là việc cúng cho những vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng. Cúng chúng sinh nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Lý do là vì các cô hồn thường sợ ánh sáng, bắt đầu cúng khi tắt nắng thì họ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng.
- Lưu ý, khi cúng chúng sinh vào rằm tháng 7, phải đặt mâm cỗ ở ngoài sân, ngoài đường, tuyệt đối không đặt ở bậu cửa. Dù chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 15/7 âm lịch vì sau thời gian đó cửa địa ngục đóng lại. Do đó, cúng chúng sinh rằm tháng 7 vào ngày nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng gia đình, miễn là trước thời gian trên là được.
- Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cúng thần tài ngày rằm tháng 7 thì việc cúng thần tài có thể được thực hiện ở công ty, cửa hàng hoặc nhà riêng. Cũng giống như cúng thần linh và gia tiên, cúng thần tài nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10 giờ đến 12 giờ là tốt nhất.
Xem thêm: Bí kíp chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cúng cô hồn 2023
4. Bài văn khấn cúng rằm tháng 7:
4.1. Văn Khấn Cúng Phật Rằm Tháng 7 Tại Nhà
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
4.2.Văn Khấn Thần Linh Rằm Tháng 7
Dưới đây là bài cúng thần linh Rằm tháng 7 theo văn khấn cổ truyền Việt Nam:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7…
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
4.3. Văn Khấn Gia Tiên Rằm Tháng 7
Bài khấn cúng gia tiên Rằm tháng 7 theo truyền thống:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….
Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
4.4. Văn Khấn Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:…
Vợ/Chồng:..
Con trai:..
Con gái:..
Ngụ tại:…
4.5. Bài Cúng Đốt Quần Áo Tháng 7
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần
Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ
Đại Thánh Khảo giáo
A nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Dù rằng: Chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn – chết ốm đau
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để giành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hài hòa gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với áo quần đã được phân chia
Kính cáo tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là
Vợ: …
Chồng:…
Con trai:…
Con gái:…
Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện… xã… tỉnh…
Nam mô A di đà Phật
Lưu ý: Khi tiến hành đốt tiền vàng, quần áo thì rải muối, gạo ra 5 phương 4 hướng.
5. Dịch vụ ưu đãi tháng cô hồn 2025
Vậy là quý khách đã nắm được ngày giờ đẹp và bài văn khấn cúng rằm tháng 7 cúng cô hồn rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Share Food.