Chỉ còn ít ngày nữa, các sĩ tử 2k7 sẽ bước vào kì thi tốt nghiệp THPT 2025 tại các địa phương quan trọng nên tâm trạng lo lắng, thấp thỏm là điều mà nhiều bạn mắc phải. Hãy cùng Share Food tìm hiểu cách giảm tình trạng hồi hộp lo lắng trước kì thi quan trọng này nhé!
1. Thực trạng về tình trạng hồi hộp lo lắng trước kì thi
- Thi cử là sự kiện quan trọng mà các học tử phải trải qua trong quá trình học tập. Thực tế, có rất nhiều người bị rơi vào trạng thái tâm lý này. Trước ngày, giờ thi, sĩ tử thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
- Biểu hiện rõ ràng nhất của trạng thái tâm lý này là ta thường thấy run, tim đập nhanh, căng thẳng. Ở một số người, khi căng thẳng, lo lắng thường toát mồ hôi trán và lòng bàn tay. Có những trường hợp, vì hồi hộp, lo lắng, căng thẳng quá mức mà nhiều người đã ngất trước khi vào thi, thậm chí trong giờ thi.
Xem thêm: Cơm rượu Tết Đoan Ngọ có cồn không 2024
2. Nguyên nhân dẫn đến hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi:
2.1. Thiếu tự tin vào bản thân:
- Rất nhiều sĩ tử bị căng thẳng, lo lắng khi thi do không tin tưởng vào bản thân. Họ sợ bản thân làm sai, sợ khi nhận bài thi họ sẽ trả lời không đúng, sợ bị điểm kém… Chính sự tự ti này hình thành nên những nỗi sợ. Đây được xem là nguyên nhân chính của trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.
2.2. Do học và chuẩn bị cho kì thi không được nghiêm túc và chỉn chu:
- Nhiều người đến đến buổi thi khi không học kĩ nội dung ôn tập. Nhiều bạn học sinh, sinh viên thậm chí không nắm chắc kiến thức. Có những người khi thi đến muộn. Theo nghiên cứu, người học nên đến trước giờ thi khoảng 15 phút để chuẩn bị tinh thần và làm quen với môi trường. Việc đến muộn khiến ta rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, mất bình tĩnh. Điều này dẫn đến việc mất tự tin, khiến ta rơi vào tình trạng hồi hộp, lo lắng và căng thẳng.
2.3. Do bị tác động từ đám đông:
- Có người đến buổi thi với tâm lý hết sức thoải mái và phong thái đĩnh đạc, tự tin. Họ chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng cho buổi thi của mình. Tuy nhiên, khi đứng gần những người lo lắng, căng thẳng, họ sẽ bị ảnh hưởng. Họ thấy áp lực về kỳ thi, làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng. Trạng thái cảm xúc thoải mái không còn. Điều này rất dễ gây nên sự hồi hợp, căng thẳng và lo lắng trước khi thi.
- Nhiều bạn trẻ chia sẻ: Họ rất tự tin vào việc học của mình nên thường không bị hồi hộp. Họ đến phòng thi với tâm trạng hết sức thoải mái. Tuy nhiên, nhìn mọi người xung quanh áp lực, căng thẳng khiến họ bị ảnh hưởng. Tính chất của kỳ thi bị nghiêm trọng hóa lên, điều này dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực.
2.4. Do tính chất quan trọng của kì thi:
- Các sĩ tử thường bị lo lắng do buổi thị họ tham gia có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng. Ví dụ như vào các kỳ thi tuyển sinh, hay kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia- đây là những kỳ thi đặc biệt quan trọng, nên nhiều người dễ bị hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.
- Có học sinh chia sẻ rằng: “đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, bạn áp lực vô cùng. Đến phòng thi, đợi vào thi mà vô cùng lo sợ. Cảm giác như gánh cả tương lai trên vai”. Tâm lý không vững vàng, cộng hưởng với tính chất nghiêm trọng của kỳ thi, khiến ta bị rơi vào trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi.
2.5. Do áp lực từ gia đình và nhà trường:
- Phụ huynh và thầy cô thường đặt nhiều kỳ vọng lên con em của mình. Đặc biệt, ở Việt Nam, thi cử được xem là thước đo để đánh giá năng lực của người học. Vậy nên, gia đình và nhà trường luôn muốn con em mình phải nỗ lực hết mình, muốn họ đạt được kết quả cao. Mục đích của sự kỳ vọng, thúc ép học hành từ phía cha mẹ và thầy cô, là muốn ta cố gắng, đạt kết quả tốt nhất trong học tập. Song vô hình chung, điều này gây ra áp lực cho người học, khiến họ bị hồi hộp, lo lắng và căng thẳng và trước khi thi.
3. Tác hại của tình trạng hồi hộp lo lắng trước kì thi:
Hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trước khi thi mang đến những tác hại cụ thể như sau:
- Khiến người học không hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Hồi hộp, lo lắng khiến tinh thần của con người ta không thoải mái, đầu óc không đủ thư thái, minh mẫn để đưa ra kết quả đúng nhất cho từng bài thi. Thực tế cho thấy, những người này có xu hướng coi các kỳ thi là đe dọa và phản ứng với những phản ứng cảm xúc mãnh liệt, khiến việc tập trung trở nên khó khăn.
- Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người học: Thi cử là thước đo đánh giá năng lực của người học. Ngoài những cuộc thi có tính chất đặc biệt quan trọng (thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia), thì những kì thi đánh giá năng lực của người học diễn ra hết sức thường xuyên. Vì vậy, việc căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến sức khỏe của người học bị ảnh hưởng. Người học sẽ mắc phải những căn bệnh xuất phát từ việc hồi hộp, căng thẳng như: Viêm loét dạ dày, đau mắt, các bệnh liên quan đến tim…Hiện nay, số lượng học sinh, sinh viên nhập viện do áp lực mệt mỏi ngày càng tăng cao. Đây là hồi chuông báo động về tình trạng sức khỏe của giới trẻ hiện nay. Mà nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do áp lực học tập, sự căng thẳng, hồi hộp, lo lắng tại các kỳ thi.
- Việc người học bị căng thẳng, lo lắng trước khi thi khiến kết quả của họ không đạt được như mong muốn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước nhà. Ví dụ: Một học sinh học rất giỏi, rất có năng lực nhưng thường bị căng thẳng, lo lắng trước khi thi. Gia đình học sinh này không có điều kiện. Bạn muốn thi vào trường an ninh để gia đình không phải lo chi phí học tập cho mình. Vào đợt thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, do áp lực, căng thẳng, học sinh này không đạt được kết quả tốt nên không đỗ vào trường đại học như ý (do vậy không bố mẹ được tạo điều kiện cho học tiếp). Như vậy, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp trước khi thi đã gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nhân lực của nước nhà.
4. Các cách giảm tình trạng hồi hộp lo lắng trước khi thi
- Nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một thời gian để hưởng thụ những thứ yêu thích như nghe nhạc, hoặc ôm thú cưng.
- Ngủ đủ giờ trong những ngày cuối rất quan trọng vì thiếu ngủ càng khiến các em thêm stress, làm ức chế não bộ, làm ức chế khả năng tái hiện lại kiến thức
- Học cách thư giãn. Xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm trí của bạn.
- Những ngày cuối cùng trước kỳ thi đừng làm cho bản thân mình trong cảm giác “ngập đầu ngập cổ”. Các em hãy thử làm điều gì đó cho người khác. Điều này sẽ làm cho cảm giác thư giãn và không phải liên tục suy nghĩ về những muộn phiền, nỗi lo.
- Dĩ độc trị độc, nếu stress và lo lắng là một điều gì đó không thể tránh được trong cuộc sống thì hãy sử dụng stress theo một cách tích cực
- Đừng cố gắng nhồi nhét thêm kiến thức trước ngày thi vì đường cong của sự quên sẽ khiến các em chỉ nhớ được 33% những gì đã nhồi nhét chỉ sau 1 ngày. Tuy nhiên, để tạo cảm giác an tâm bạn có thể liệt kê ra một danh mục những điều bạn thấy quan trọng và cần thiết trước vào giấy và đọc lướt qua chúng một chút vào buổi sáng.
- Ăn uống giúp lấy lại năng lượng. Các loại bánh teabreak , fruit box hay teabreak box trong các gói dịch vụ tiệc teabreak của Share Food có rất nhiều năng lượng giúp các em trở nên phấn chấn, yêu đời hơn.
5. Làm thế nào để làm bài tốt nhất trong phòng thi?
- Để làm được điều này, theo PGS Trần Thành Nam ngay khi vào trong phòng thi, hãy cố gắng tập trung một cách thoải mái. Các em có thể nhắm mắt thư giãn hít thở. Thử một số tư thế và chọn tư thế thoải mái nhất để làm bài thi. Nếu chỗ ngồi bị chiếu sáng quá gắt hoặc thiếu sáng các em có thể đề nghị các thầy cô giám thị hỗ trợ giải quyết.
- Khi nhận đề thi, hãy dành cho mình một chút thoải mái về thời gian để đọc thật kỹ yêu cầu của đề thi, lên kế hoạch về quỹ thời gian làm bài thật hợp lý. Viết giấy nhắc nhở không dừng quá lâu ở một câu hỏi chưa thể trả lời. Nếu đang viết bỗng thấy mình “không thể nhớ gì” thì hãy cứ viết tiếp một điều gì đó khác ra giấy nháp. Việc tiếp tục viết sẽ giúp bạn liên kết và nhớ lại những gì bỗng quên một cách nhanh hơn.
- Hãy tranh thủ những lúc phải dừng lại để nghĩ để thay đổi tư thế cho dễ chịu hơn, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường oxy lên não sẽ giúp ta tỉnh táo hơn. Cảm giác dễ chịu về thân thể cũng giúp các em hồi tưởng những gì đã học dễ hơn.
- Khi thấy mọi người bắt đầu nộp bài hãy tự nhủ bình tĩnh – không hoảng loạn. Nộp bài sớm hơn một chút cũng chẳng có thêm lợi ích gì.
- Tuy nhiên, PGS Trần Thành Nam cũng chỉ ra tình huống nhiều em bỗng thấy mình quá căng thẳng và lo lắng khi đang làm bài thi. Với trường hợp như thế, cách tốt nhất là tự nhủ tích cực “thoải mái đi, mình vẫn đang kiểm soát được mọi việc mà”
- Hãy hít thở thật sâu, thở ra thật chậm sau đó nghĩ về bước tiếp theo sẽ thực hiện là gì (tiếp tục giải quyết vấn đề này hay tìm một câu hỏi khác để bắt đầu)
- “Hãy nhớ về những thành công của các em trước đây khi giải các câu hỏi khó. Hãy kiên trì với những nguyên tắc thành công đã vạch ra. Hãy tự nhủ rằng điều này dẫu có nhỏ đến đâu thì cũng đang giúp bạn lát những viên gạch tiến tới thành công”, PGS Trần Thành Nam nhắc nhở
- Đồng thời các em nên tự động viên bản thân mình bằng những suy nghĩ tích cực là “kết quả thế nào cũng không sao, miễn là tôi đã cố gắng hết sức”…
- Đồng thời PGS Trần Thành Nam nhắn nhủ thí sinh khi làm bài thi hãy đọc thật kỹ đề bài.
- Nếu có thời gian, hãy nhanh chóng lướt qua toàn bài thi để có một cái nhìn tổng quát. Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính.
- Hãy trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất.
- Trước tiên là những câu hỏi dễ để tạo cảm giác tự tin, để ngay lập tức ghi được điểm, và định hướng cho bản thân về vốn từ, các khái niệm và những kiến thức đã có (việc này có thể giúp các em tìm ra mối liên quan với những câu hỏi khó hơn)
- Sau đó là đến những câu hỏi khó hoặc những câu được nhiều điểm nhất. Với dạng bài kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án mà bạn biết là sai, hoặc chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được
- Với dạng câu hỏi định tính – tự luận hãy vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất
- Xem lại bài thi để đảm bảo rằng các đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bài, không mắc sai sót đánh dấu nhầm trong bài làm , hay làm sai một vài chỗ đơn giản
- Cuối cùng là đọc lại bài viết để có thể phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu để chỉnh sửa lại và chuẩn bị kế hoạch ăn mừng đỗ đại học với các dịch vụ tiệc và nấu cỗ của Share Food.
Xem thêm: Tết Đoan Ngọ cúng trong nhà hay ngoài trời 2024
6. Dịch vụ ưu đãi mùa thi của Share Food
Vậy là quý phụ huynh và các em thí sinh đã nắm được cách giảm tình trạng hồi hộp lo lắng trước kì thi THPT 2025 rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Share Food.